Thể tâm linh ai cũng có, không có gì trừu tượng, khó hiểu hay “huyền bí” cả! (phần 2)

Qua 2 phần trình bày về thể tâm linh ta có thể rút ra kết luận như sau:

1. Mặt phẳng vật lý (cõi hạ giới, cõi trần) và mặt phẳng tinh thần (cõi thượng giới) đều có 3 lớp thể cùng loại nhưng ở trình độ khác nhau. Các cặp lớp thể cùng loại là: lớp thể Ê-te với lớp thể Khuôn; lớp thể Tình với lớp thể Trời; lớp thể Trí với lớp thể Nhân Quả.

2. Lớp thể Vía của mặt phẳng sao (cõi trung giới) là cầu nối giữa cõi trần và cõi thượng giới, giữa thế giới vật chất với thế giới tâm linh.

3. 7 lớp thể tâm linh kết nối với 7 luân-xa tương ứng.

4. Luân-xa tim (luân-xa 4) là cầu nối giữa 3 luân-xa 1, 2, 3 có thuộc tính vật chất với 3 luân-xa 5, 6, 7 có thuộc tính tinh thần.

Thể tâm linh ai cũng có, không có gì trừu tượng, khó hiểu hay “huyền bí” cả! (phần 1)

Thể tâm linh là tập hợp của nhiều lớp thể tâm linh (còn gọi là “trường năng lượng”, “trường sinh học”, “trường hào quang”. Những tên gọi này và cách hiểu đôi khi hơi khác nhau giữa các tài liệu. Qua chiêm nghiệm và thực hành, người viết mạnh dạn dùng từ “lớp thể tâm linh” cho sát nghĩa, dễ tiếp cận với bạn đọc), bao bọc lấy thể xác vật lý, mỗi lớp thể có chức năng khác nhau và hoạt động ở các mặt phẳng (còn gọi là “cõi”, “cõi giới”) khác nhau. Lấy ví dụ như vầy cho dễ hiểu: tưởng tượng tất cả quần áo ta đang mặc trên người là “thể quần áo”, trong đó: đồ lót là lớp thứ nhất, đồ sơ-mi là lớp thứ hai, rồi đến áo vest, áo choàng, …; đó là những “lớp quần áo”; mỗi lớp có mục đích và chức năng khác nhau nhưng đều được gọi gộp chung lại với nhau là “quần áo”. (Giải thích kiểu “bình dân” này dễ hiểu phải không ạ!)

Theo công trình nghiên cứu của Barbara Ann Brennan và một số tác giả khác, thể tâm linh bao gồm 7 lớp thể, hoạt động ở 3 mặt phẳng khác nhau như hình minh họa và được diễn giải chi tiết như sau: