Trường năng lượng (phần 3)

Những trường này không chỉ bao quanh, dừng lại ở ngoài da mà còn thâm nhập vào bên trong cơ thể con người. Chúng là năng lượng di chuyển xuyên qua các môi trường, bao gồm cả da và mô của cơ thể. Rất có thể trường tâm linh quyết định tính chất và sức khỏe của người anh em của nó là trường thực vật lý, vì bệnh và sự khỏi bệnh có thể được phát hiện ở trường tâm linh trước khi có phản ứng từ cơ thể, do đó ít nhất chúng cũng có một số tác dụng mang tính “hình thái” hoặc khởi đầu trên cơ thể.

Trường năng lượng (phần 2)

Trường thực là trường có thể đo được, bao gồm 7 loại chính của bức xạ điện từ, mỗi loại có bước sóng, tần số, năng lượng khác nhau. Sóng âm thanh cũng có thể được xem là một loại trường thực.

Mỗi người trong chúng ta (và cả thể giới này) được cấu tạo bởi cả 2 loại trường thực và trường tâm linh, các trường này tạo ra và duy trì sự sống. Các trường nhận biết được rõ ràng bằng giác quan tương tác với các trường mà giác quan không nhận biết được. Tất cả các trường tương tác, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau tạo ra tác dụng cả có lợi lẫn có hại cho các cơ quan, bộ phận sống. Sự khác nhau chủ yếu giữa trường thực và trường tâm linh chính là tốc độ của thông tin và rung động liên quan. Ở một mức độ nào đó, chúng có thể thực sự được xem là các trường giống nhau – cái này hòa trộn vào cái kia, cái này tạo ra và duy trì cái kia.

Trường năng lượng (phần 1)

Trước hết phải hiểu được trường là gì. Nói theo kiểu sách vở thì trường là một vùng mà ở đó có một lực tác động lên tất cả các điểm. Ví dụ: vật thể rơi xuống đất là vì chúng nằm trong trường trọng lực trái đất (vùng, khu vực, phạm vi bị lực hút của trái đất tác động, ảnh hưởng, bao trùm).

Có nhiều loại trường khác nhau. Trong lĩnh vực thuốc năng lượng, những trường này được phân loại, gọi tên bằng 2 thuật ngữ: trường thực – nghĩa là có thể đo được, và trường giả định hay còn gọi là trường tâm linh – không thể đo được.

Thể tâm linh ai cũng có, không có gì trừu tượng, khó hiểu hay “huyền bí” cả! (phần 1)

Thể tâm linh là tập hợp của nhiều lớp thể tâm linh (còn gọi là “trường năng lượng”, “trường sinh học”, “trường hào quang”. Những tên gọi này và cách hiểu đôi khi hơi khác nhau giữa các tài liệu. Qua chiêm nghiệm và thực hành, người viết mạnh dạn dùng từ “lớp thể tâm linh” cho sát nghĩa, dễ tiếp cận với bạn đọc), bao bọc lấy thể xác vật lý, mỗi lớp thể có chức năng khác nhau và hoạt động ở các mặt phẳng (còn gọi là “cõi”, “cõi giới”) khác nhau. Lấy ví dụ như vầy cho dễ hiểu: tưởng tượng tất cả quần áo ta đang mặc trên người là “thể quần áo”, trong đó: đồ lót là lớp thứ nhất, đồ sơ-mi là lớp thứ hai, rồi đến áo vest, áo choàng, …; đó là những “lớp quần áo”; mỗi lớp có mục đích và chức năng khác nhau nhưng đều được gọi gộp chung lại với nhau là “quần áo”. (Giải thích kiểu “bình dân” này dễ hiểu phải không ạ!)

Theo công trình nghiên cứu của Barbara Ann Brennan và một số tác giả khác, thể tâm linh bao gồm 7 lớp thể, hoạt động ở 3 mặt phẳng khác nhau như hình minh họa và được diễn giải chi tiết như sau: